Chữ ký điện tử là gì? Những ứng dụng của chữ ký điện tử?


Chữ ký điện tử là thuật ngữ chỉ mọi phương thức khác nhau để một cá nhân, đơn vị có thể “ký tên” vào một dữ liệu điện tử, thể hiện sự chấp thuận và xác nhận tính nguyên bản của nội dung dữ liệu đó. Chữ ký điện tử rất đa dạng, có thể là một tên hoặc hình ảnh cá nhân kèm theo dữ liệu điện tử, một mã khoá bí mật, hay một dữ liệu sinh trắc học (ví dụ như hình ảnh mặt, dấu vân tay, hình ảnh mống mắt…) có khả năng xác thực người gửi. Chữ ký điện tử được sử dụng trong các giao dịch điện tử. Xuất phát từ thực tế, chữ ký điện tử cũng cần đảm bảo các chức năng: Xác định được người chủ của một dữ liệu nào đó: Văn bản, ảnh, video… dữ liệu đó có bị thay đổi hay không.

Chữ ký điện tử có thể sử dụng trong các giao dịch thư điện tử, các e-mail, để mua bán hàng trực tuyến, đầu tư chứng khoán trực tuyến, chuyển tiền ngân hàng, thanh toán trực tuyến mà không sợ bị đánh cắp tiền như với các tài khoản Visa, Master. Ngoài ra, chu ky dien tu cũng có thể dùng để kê khai, nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan và thông quan trực tuyến mà không phải mất thời gian in các tờ khai, đóng dấu đỏ của công ty rồi đến cơ quan thuế xếp hàng và ngồi đợi để nộp tờ khai này. Chữ ký điện tử giúp cho các đối tác có thể ký hợp đồng làm ăn hoàn toàn trực tuyến không cần ngồi trực tiếp với nhau, chỉ cần ký vào file hợp đồng và gửi qua e-mail.

Ứng dụng của chữ ký điện tử


Một số ứng chữ chữ ký điện tử điển hình:
Ứng dụng trong chính phủ điện tử.
-Ứng dụng của Bộ Tài chính
-Ứng dụng của Bộ Công thương
-Ứng dụng của Bộ KHCN, …
Ứng dụng trong thương mại điện tử.
-Mua bán, đặt hàng trực tuyến
-Thanh toán trực tuyến, …
Ứng dụng trong giao dịch trực tuyến.
-Giao dịch qua email

Hội nghị truyền hình và làm việc từ xa với Mega e-Meeting.




Đăng nhận xét