Tính pháp lý của chữ ký số: Thông tư 180/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính công nhận tính pháp lý của hình thức giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số giữa người nộp thuế và cơ quan Thuế. Như vậy, khi kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng có dùng chữ ký số, các hồ sơ thuế điện tử có giá trị tương đương như các hồ sơ thuế được gửi trực tiếp tới cơ quan thuế.
Tính an ninh của chữ ký số: Chữ ký số đã được chứng minh về mặt kỹ thuật đảm bảo an ninh, duy nhất và không thể giả mạo được. Chữ ký số được lưu trữ trong thiết bị đặc biệt (USB Token), bảo vệ bởi mật khẩu nên có mức đảm bảo an ninh cao.
Đăng ký chữ ký số như thế nào?
- Cá nhân, DN, tổ chức muốn sử dụng dịch vụ chu ky so có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ. Sau khi cung cấp các thông tin cần thiết, người sử dụng sẽ được cấp một khóa bí mật để tạo chữ ký số sử dụng trong giao dịch. Đồng thời người sử dụng cũng sẽ được cấp công cụ để chứng thực chữ ký của mình với đối tác.
Chữ ký số không giống như chữ ký bình thường ở chỗ mỗi lần ký, người sử dụng sẽ dùng khóa bí mật để tạo chữ ký và mỗi lần ký sẽ là một chữ ký khác nhau (về thuật toán). Dựa vào các công cụ điện tử được cung cấp, các đối tác có thể kiểm tra chứng thư để xác định.
Hiện tại, ngoài chứng thư số cho cơ quan, tổ chức cá nhân, còn có thêm các loại chứng thư số cho website và cho chương trình ứng dụng. Cụ thể, các website nếu có chứng thư sẽ giúp người dùng biết website đó có đúng là của chủ sở hữu không, đặc biệt trong trường hợp website bị tấn công, giả mạo, thay đổi thông tin hoặc chèn virus, mã độc.
Tương tự, khi người sử dụng một chương trình ứng dụng nào đó được cung cấp trên mạng, nếu nhà sản xuất ứng dụng đã có chữ ký điện tử ở đó sẽ giúp người sử dụng biết về độ tin cậy của các chương trình ứng dụng này.
Nếu các ứng dụng này bị can thiệp, bị hack hoặc thay đổi thì chữ ký sẽ không thể hiện đúng.
Bạn có thể đăng ký chữ ký số tại đây: http://dichvudientu.fpt.com.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so
Đăng nhận xét